Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Mẹo dùng bỉm cho bé không bị hăm da

2/20/2021 9:45:29 AM     101    

Việc thay bỉm cho trẻ không đơn giản như những gì mà nhiều người nghĩ. Nếu bạn không biết cách thay bỉm cho bé một cách khoa học, bé sẽ bị hăm da.

Mẹ nên chọn thời điểm thay tã, bỉm cho trẻ

Có khá nhiều người được hỏi Bạn thay bỉm cho con lúc nào? Và câu trả lời chính là khi bé tè ra bỉm, hoặc khi bỉm qua một đêm rồi sáng sớm mới thay...Các mẹ biết không? việc thay bỉm cho trẻ không khoa học sẽ dẫn đến tình trạng hăm da.

Đối với những em bé ở tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3h mẹ nên thay bỉm cho bé. Đối với những trường hợp bé đi đại tiện, mẹ sẽ phải thay ngay lập tức. Đối với những em bé mới sinh, những tháng đầu mẹ nên dùng tã thay cho bỉm.

Một lưu ý dành cho các mẹ đó là khi đi mua bỉm, tã cần phải chú ý cân nặng của bé để mua bỉm, tã cho phù hợp.Hãy chuẩn bị một lượng tã, bỉm lớn để trong nhà để thay cho con.

vicare.vn-meo-dung-bim-cho-be-khong-bi-ham-da-body-1

Mẹ nên vệ sinh vùng kín trước khi thay bỉm cho bé con

Trước khi thay bỉm mới, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé. Nó sẽ tránh sự xâm nhập của vi khuẩn trong quá trình thay bỉm cũ sang bỉm mới.

Đối với trường hợp trẻ đi đại tiện, mẹ nên dùng giấy vệ sinh mềm, chuyên dụng lau thật sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm dành riêng cho trẻ.

Bạn có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Các mẹ lưu ý rằng, cần thay tã hoặc bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Những kĩ năng khi thay tã, bỉm cho trẻ

Việc thay tã cho trẻ không đơn giản như những gì mà nhiều người cảm nhận. Bạn cần phải tuân thủ những quy tắc khi thay tã cho trẻ dưới đây:

Luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.

Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi... Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.

Khi thay tã, bỉm cho con mẹ luôn cười và nói, hát cho bé nghe... Bạn nên nhớ bé đã có thể cảm nhận lời nói của bạn từ khi còn ở trong bụng. Do đó khi bạn trò chuyện với bé, hát cho bé nghe sẽ đánh thức được các giác quan của bé.

Mẹ nên vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi thay tã cho con yêu. Bởi da của bé cực kỳ nhạy cảm, mềm yếu trước sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.

Sau khi bé vệ sinh xong, hãy dùng khăn bông thấm khô rồi mới thay tã mới. Để trẻ không bị hăm khi đóng bỉm, sau khi rửa nước ấm cho trẻ 10-15 phút mẹ mới thay tã mới.

Đóng bỉm đúng cách giúp bé không bị hăm da

Có lẽ với những bà mẹ lần đầu đóng bỉm không tránh khỏi những lúng túng, sai xót. Các mẹ có thể tham khảo những cách đóng bỉm dưới đây để con tránh hăm da.

Khi đóng bỉm cho các bé trai, bạn phải chú ý đến vùng kín của con. Hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Hơn nữa, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi đóng, bạn nên đặt miếng tã sao cho phía trước dài hơn một chút.

Với các bé gái, khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên khi đóng, bạn cần đặt miếng tã dịch về phía sau một chút để hạn chế việc bị tràn nước tiểu ra ngoài.

vicare.vn-meo-dung-bim-cho-be-khong-bi-ham-da-body-2

Không cho bé mặc bỉm cả ngày

Việc để bỉm quá lâu trên cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng xâm nhập của vi khuẩn. Có khá nhiều người cho rằng, đóng bỉm 24/24 rất tiện và thoải mái. Tuy nhiên bạn đâu biết rằng, nếu đóng bỉm cả ngày sẽ làm cho trẻ bị hăm da và nguy cơ mắc những căn bệnh khác.

Đóng bỉm cả ngày sẽ khiến trẻ có một thói quen đó là đại tiện và tiểu tiện tự động trong bỉm. Khi mặc quần áo, trẻ vẫn giữ thói quen đó. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ bị đi tiểu không kiểm soát hoặc bị tè dầm.

Nếu trẻ bị hăm da khi đóng bỉm thì phải làm sao?

Khi trẻ bị hăm da, nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm sẽ vô cùng nguy hiểm tới da của bé.

Khi bị hăm da do đóng bỉm, việc làm đầu tiên đó là tháo bỏ ngay bỉm và ngừng đóng bỉm.

Theo dõi tình trạng hăm da của con sau khi không dùng bỉm, không dùng bất cứ loại hóa chất nào xem chỗ bị dị ứng có dấu hiệu giảm nhẹ hoặc dịu đi không. Mẹ có thể dùng kem chống hăm nếu như trẻ bị hăm nhẹ. Đối với trường hợp nặng, mẹ nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế sớm nhất.

Rửa sạch vùng mông, bẹn của trẻ bằng nước ấm

Khi bị hăm da, để tránh làm da tổn thương thêm mẹ hãy rửa sạch vị trí hăm bằng nước ấm, sau đó lau nhẹ bằng vải mềm. Mẹ chú ý rằng, không nên lau bằng khăn ướt.

Dùng kem chống hăm, phấn rôm để bôi vào vị trí hăm da

Mẹ có thể sử dụng các loại kem chống hăm, bôi nhẹ nhàng lên vùng da hăm trước khi mặc tã mới.Hoặc dùng phấn rôm trẻ em bôi vào vùng bẹn và mông cho trẻ. Phấn rôm trẻ em không gây kích ứng da lại khô thoáng nữa. Nhưng nếu trẻ bị hăm nhiều và rộng thì các mẹ nên dùng các cách sau để nhanh khỏi hơn.

vicare.vn-meo-dung-bim-cho-be-khong-bi-ham-da-body-2

Dùng lá chè xanh chữa hăm da ở trẻ

Cây chè là một trong những thần dược chữa hăm da ở trẻ. Chỉ cần lấy lá chè rửa sạch, đun sôi lên. Sau đó để nguội bớt, khi còn ấm bạn dùng để rửa vùng hăm cho bé.

Dùng lá ổi chữa hăm da cho trẻ

Cũng giống như lá chè, bạn lấy lá ổi hoặc búp ổi rửa sạch sau đó đun sôi. Để nước lá ổi bớt nóng rồi rửa lên vùng hăm da của trẻ.

Với những mẹo dùng bỉm cho bé không bị hăm da mà ViCare chia sẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng. Hãy bảo vệ con yêu khỏi hăm da từ những việc làm đơn giản nhất.

Xem thêm: